To see how my twins grow up every day

BÀI 6. BỎNG (phỏng) SƠ CỨU

BÀI 6. BỎNG (PHỎNG)

Bỏng do tiếp xúc hơi nóng, nước nóng, hoá chất, dòng điện hoặc tia bức xạ…

Tình trạng nghiêm trọng tùy theo độ sâu, độ rộng và vị trí bỏng.

Bỏng nặng nhất là vùng mặt, cổ, bàn tay, bàn chân và bộ phận sinh dục.

Lưu ý vệt bỏng lan rộng hoặc kèm theo tổn thương khác.

4.1. NGUYÊN NHÂN BỎNG

+ Bất cẩn khi dùng bật lửa, hộp quẹt và thuốc lá

Bỏng do nước nóng và chất lỏng khác.

Hơi nóng bếp nấu nướng và thiêt bị điện

Sử dụng chất acid, chất kiềm

Lửa cháy gây bỏng và suy hô hấp

 4.2 VẾT BỎNG

DA có ba lớp: 1. LỚP BIỂU BÌ . 2 LỚP BÌ . 3 LỚP HẠ BÌ

03 mức độ bỏng

Bỏng độ 1: Ít nghiêm trọng, da ửng đỏ, hơi phồng, đau rát.

Bỏng độ 2: Vết bỏng sâu, đỏ lốm đốm, bọng nước (do cháy nắn, cháy xăng, dầu.

Nạn nhân cảm thấy đau nhất.

Bỏng độ 3: Bỏng sâu nhất, mảng trắng hoặc cháy đen.

(do cháy quần áo, lửa cháy, dòng điện, chạm vật nóng…)

 Sơ cứu:

Bỏng độ 1 và 2: đặt vết bỏng dưới dòng nước chảy liên tục.

 Đắp gạc ẩm và băng lỏng.

Bỏng độ 2 kèm vỡ bọng nước và độ 3 thì đắp gạc khô và băng lỏng.

(Không dùng nước đá đè trực tiếp lên vết bỏng. Không dùng kem hay thuốc mỡ bôi lên vết bỏng (nhiều người sai lầm khi bôi kem và thuốc mỡ). Không làm vỡ các bọng nước.

Phỏng độ 3 chỉ đau nhẹ.

 Đưa đến cơ sở y tế.

Nạn nhân mất nhiều dịch cơ thể nên có thể bị sốc.

Giúp nạn nhân nằm xuống.

Nâng cao vùng bị bỏng.

Giữ ấm cơ thể tránh sốc.

 4.3  BỎNG HÓA CHẤT

 Dùng vòi nước lạnh rửa trôi hoá chất liên tục 15-30 phút. Cởi quần áo, trang sức dính hóa chất.

 Băng lỏng vết thương với băng khô.

Theo dõi tình trạng sốc

 4.4 . BỏNG DÒNG ĐIệN

  Không chạm tay vào nạn nhân, ngắt nguồn điện trước, gọi ngay cty điện lực.

  Xem nạn nhân còn vết bỏng khác không.

   Chú ý: nạn nhân có thể còn bị ngưng tim do sốc điện. Vậy phải hô hấp ngưng tim kèm     với lo vết bỏng.

  Băng vết bỏng với băng khô, nới lỏng.

BS