To see how my twins grow up every day

Đoàn tàu Việt Nam và định vị quốc gia

EditTháng Sáu 9, 2019  

Đoàn tàu Việt Nam và định vị quốc gia

Nguyễn Quang Dy

Trong bài này, tôi mượn hình tượng “đoàn tàu Việt Nam” để dễ hình dung và chia sẻ, với những ẩn ức và ám ảnh trong tâm thức người Việt. Đã lâu tôi không đi tầu, nhưng những kỷ niệm khó quên về tầu hỏa vẫn còn đọng lại từ thời niên thiếu và thời chiến tranh. Nay tôi ngại đi tầu không phải chỉ vì nó chạy quá chậm, mà còn vì những ám ảnh trong tâm thức. 

Đoàn tàu Việt Nam đang ở đâu

Mỗi lần nghe bài hát “tầu anh qua núi” tôi lại thấy buồn, tuy bài hát đó có giai điệu vui. Tôi nhớ có lần (cuối thập niên 1980), đã theo một đoàn làm phim Úc đi từ Bắc vào Nam để quay phim tài liệu về tầu hỏa. Tôi vẫn nhớ hình ảnh tuyệt đẹp khi đầu tầu hơi nước hú còi và phun khói trắng hòa vào mây trời trước khi đoàn tàu trườn mình vượt đèo Hải Vân.

Từ đó đến nay, “đoàn tàu Việt Nam” hầu như không có gì thay đổi. Vẫn là những đầu tàu cũ kỹ ỳ ạch kéo những chiếc toa cũ kỹ lầm lũi chạy trên tuyến đường sắt chật hẹp (1,100m). Vẫn là cái barrier chắn đường thời trước để chặn dòng chảy đường bộ cho “tàu anh qua phố”, làm du khách nước ngoài ngỡ ngàng thích thú như xem bộ phim “Oriental Express”.

Hình tượng đó vẫn ám ảnh tâm thức về một đất nước giàu đẹp nhưng “không chịu phát triển”, như hoài niệm về câu chuyện cho trẻ em thời trước là “Mít Đặc và Biết Tuốt” (tại bến “lần sau tàu chạy”). Trong khi “chính phủ kiến tạo” nói nhiều về công nghệ 4.0, thì hệ tư duy (mindset) và hệ quy chiếu (paradigm) của người Việt vẫn dừng lại ở ngã ba đường.

Từ cuối thập niên 1990, tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai đã có mấy toa “tàu Victoria” chủ yếu để phục vụ khách nước ngoài của khách sạn Victoria ở Sapa. Tại sao họ làm được một đoàn tầu tử tế cho khách hàng của họ, mà ngành đường sắt Việt Nam sau mấy thập kỷ vẫn chưa làm được những toa tàu tử tế như vậy cho người Việt mình? Thật là vô lý!

Hơn bốn thập kỷ sau chiến tranh, Việt Nam tuy nhiều tài nguyên, nhưng khai thác đến cạn kiệt mà vẫn chưa công nghiệp hóa và hiện đại hóa, vẫn tụt hậu so với nước láng giềng. Bộ GTVT thừa nhận Việt Nam chưa làm được cao tốc Bắc-Nam, mà “chỉ có Trung Quốc làm được”, bất chấp bài học đau đớn về dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông.

Ám ảnh về “đoàn tàu Việt Nam” là hệ quả của mấy thập kỷ cải cách kinh tế thị trường (nhưng què quặt) vì “định hướng XHCN” (đã lỗi thời). Đó là một thể chế bất cập được duy trì quá lâu làm triệt tiêu các nguồn lực tích cực dựa trên hệ giá trị cốt lõi của dân tộc, nhưng hậu thuẫn cho các nguồn lực tiêu cực dựa trên lợi ích nhóm “thân hữu” (cronyism).

Thể chế đó đã sinh ra “một bầy sâu” (theo lời ông Trương Tấn Sang) đang đua nhau đục khoét và “ăn của dân không từ một thứ gì” (theo lời bà Nguyễn Thị Doan). Chiến dịch chống tham nhũng của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ, được đa số người dân ủng hộ, nhưng khó thành công nếu không giải quyết tận gốc.

Cái gốc đó là thể chế (như cái vỏ) đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển nguồn lực dân tộc (là cái lõi), cản trở dòng chảy của lịch sử. Các quốc gia hưng thịnh hay suy vong đều do các nguyên nhân nội tại. Sẽ là sai lầm và bi kịch nếu vẫn cố bám giữ “chủ nghĩa đặc thù” (exceptionalism) để bào chữa cho sự trì trệ bằng tư duy “tiệm tiến” (gradualism). Sau ba thập kỷ, động lực đổi mới (vòng một) đã hết đà, phải đổi mới (vòng hai) trước khi quá muộn.

Tại sao phải định vị quốc gia  ? Muốn phát triển, các doanh nghiệp thường phải “định vị” (positioning) trên thị trường. Các quốc gia cũng phải định vị (hoặc tái định vị) nước mình, nhất là khi bàn cờ quốc tế biến đổi. Mấy năm qua, trật tự thế giới đã bị đảo lộn đến chóng mặt và khó lường. Nếu không định vị lại và điều chỉnh chiến lược, Việt Nam dễ bị mắc kẹt vào thế “lưỡng nan” (ketch 22).

Hãy thử so sánh Việt Nam với nước láng giềng Thailand (trong ASEAN). Năm 2012, Per Capita của Việt Nam là US$ 1.373, bằng Thailand năm 1981 (tụt hậu 30 năm). Theo dự đoán của IMF, đến năm 2019, Per Capita của Việt Nam sẽ là US$ 2.473, bằng Thailand năm 1985 (tụt hậu 34 năm). Việt Nam đã từng tuyên bố đến năm 2020 sẽ là một nước công nghiệp, nhưng đến nay vẫn chưa công nghiệp hóa, năng suất lao động vào loại thấp nhất khu vực.

Hàn Quốc là một nước Đông Á, cũng bị thuộc địa, chiến tranh, và chia cắt Bắc-Nam, nhưng sau ba thập kỷ (1960-1990) đã vươn lên thành cường quốc. GDP Hàn quốc (năm 1960) là US$ 155, trong khi Việt Nam (năm 1981) là US$ 251. Nhưng sau 30 năm, GDP của Hàn Quốc tăng 34 lần, trong khi GDP của Việt Nam tăng có 4,25 lần (bằng 1/8 Hàn quốc).

Hàn quốc là một nước độc tài, nhưng để trở thành cường quốc, họ phải chuyển sang thể chế dân chủ (theo quy luật tất yếu). Tuy cùng vạch xuất phát tương tự, nhưng Hàn Quốc nay đã giàu mạnh. Việt Nam tuy thống nhất, nhưng nay vẫn nghèo nàn, tụt hậu. Việt Nam phải trả giá quá đắt cho sự ngộ nhận và nhầm lẫn, dẫn đến thất bại trong thời hậu chiến.

Trong bốn thập kỷ thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, tuy 95% người dân mù chữ, nhưng họ đã xây dựng được đường sắt, đường bộ, cầu cống, cảng biển, sân bay, thành phố Hà Nội và Sài gòn (như “hòn ngọc Viễn Đông”). Nay với trình độ công nghệ cao hơn gấp nhiều lần, tuy 95% người dân biết chữ, nhưng hệ thống đường sắt vẫn kém hơn thời Pháp thuộc.Đọc thêm »

vào lúc 03:06  Nhãn: Việt Nam trên bàn cờ thế giới hiện tại

VIỆT NAM ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ TỰ DO ĐẾN ĐÂU?

VOA tiếng Việt

Bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động nhân quyền, trong phiên tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước hồi năm 2017

Bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động nhân quyền, trong phiên tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước hồi năm 2017

Việt Nam được 20 điểm trên thang 100 điểm về mức độ tự do, trong đó bị xếp hạng rất thấp về mức độ tự do chính trị nhưng lại có điểm cao hơn về tự do dân sự, theo đánh giá của Freedom House, tổ chức nghiên cứu và cổ súy cho dân chủ-tự do toàn cầu có trụ sở tại thủ đô Washington D.C. của Mỹ.

Thang bậc gồm 100 điểm này được chia ra làm 40 điểm cho tự do chính trị và 60 điểm cho các quyền tự do dân sự. Việt Nam được chấm 3/40 về tự do chính trị và 17/60 về tự do dân sự.

Tự do chính trị

Để đánh giá mức độ tự do về chính trị (tối đa 40 điểm), Freedom House dựa trên ba tiêu chí lớn bao gồm: tiến trình bầu cử; đa nguyên và sự tham gia chính trị; sự vận hành của chính quyền.

Mỗi tiêu chí trong ba tiêu chí này tiếp tục được chia ra làm các tiêu chí nhỏ. Tổng cộng có 10 tiêu chí nhỏ được dùng để đánh giá tự do về chính trị. Mỗi tiêu chí được chia số điểm tối đa là 4.

Trước hết, Hà Nội bị đánh giá rất tồi tệ về tiến trình bầu cử: không được điểm nào trong toàn bộ ba tiêu chí nhỏ (tổng cộng 12 điểm) là bầu cử các lãnh đạo tự do và công bằng; bầu cử cơ quan lập pháp (Quốc hội) tự do và công bằng; luật và cơ chế bầu cử công bằng và không thiên vị.

Freedom House lưu ý rằng toàn bộ các vị trí hàng đầu trong bộ máy hành pháp ở Việt Nam, từ Chủ tịch nước cho đến Thủ tướng chính phủ đều được quyết định từ trước trong nội bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam (cụ thể là Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương) mặc dù trên danh nghĩa Quốc hội là cơ quan bầu ra các chức danh này.

Bản thân Quốc hội cũng được bầu trong một cơ chế được đảng kiểm soát chặt chẽ, theo tổ chức phi chính phủ này, và điều này dẫn đến kết quả là các đảng viên Cộng sản được Đảng chỉ định chiếm số lượng áp đảo các đại biểu được bầu vào Quốc hội đương nhiệm hồi năm 2016, với 473 trong tổng số 500 ghế. Phần lớn các ứng cử viên mang tiếng là độc lập, tức không phải là đảng viên, trúng cử vào Quốc hội cũng đều đã được đảng rà soát kỹ lưỡng.

Hơn 100 ứng viên độc lập thật sự, trong đó có nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự trẻ, bị cấm ra tranh cử vào Quốc hội vào năm 2016.

Freedom House cũng lưu ý rằng mặc dù con số cử tri đi bầu theo thống kê chính thức của chính quyền ở mức rất cao (trên 99%) nhưng có thông tin rằng nhiều thùng phiếu ‘đã bị chính quyền nhét phiếu vào cho đầy’.

Còn về luật và cơ chế bầu cử, Freedom House cho rằng chỉ nhằm để đảm bảo cho đảng Cộng sản thắng áp đảo trong tất cả các cuộc bầu cử. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì đảng nắm tất cả các cơ quan bầu cử để loại ra ngoài vòng đấu các ứng viên độc lập.

Nguyễn Quang Dy

Trong bài này, tôi mượn hình tượng “đoàn tàu Việt Nam” để dễ hình dung và chia sẻ, với những ẩn ức và ám ảnh trong tâm thức người Việt. Đã lâu tôi không đi tầu, nhưng những kỷ niệm khó quên về tầu hỏa vẫn còn đọng lại từ thời niên thiếu và thời chiến tranh. Nay tôi ngại đi tầu không phải chỉ vì nó chạy quá chậm, mà còn vì những ám ảnh trong tâm thức.   

Đoàn tàu Việt Nam đang ở đâu

Mỗi lần nghe bài hát “tầu anh qua núi” tôi lại thấy buồn, tuy bài hát đó có giai điệu vui. Tôi nhớ có lần (cuối thập niên 1980), đã theo một đoàn làm phim Úc đi từ Bắc vào Nam để quay phim tài liệu về tầu hỏa. Tôi vẫn nhớ hình ảnh tuyệt đẹp khi đầu tầu hơi nước hú còi và phun khói trắng hòa vào mây trời trước khi đoàn tàu trườn mình vượt đèo Hải Vân.

Từ đó đến nay, “đoàn tàu Việt Nam” hầu như không có gì thay đổi. Vẫn là những đầu tàu cũ kỹ ỳ ạch kéo những chiếc toa cũ kỹ lầm lũi chạy trên tuyến đường sắt chật hẹp (1,100m). Vẫn là cái barrier chắn đường thời trước để chặn dòng chảy đường bộ cho “tàu anh qua phố”, làm du khách nước ngoài ngỡ ngàng thích thú như xem bộ phim “Oriental Express”.

Hình tượng đó vẫn ám ảnh tâm thức về một đất nước giàu đẹp nhưng “không chịu phát triển”, như hoài niệm về câu chuyện cho trẻ em thời trước là “Mít Đặc và Biết Tuốt” (tại bến “lần sau tàu chạy”). Trong khi “chính phủ kiến tạo” nói nhiều về công nghệ 4.0, thì hệ tư duy (mindset) và hệ quy chiếu (paradigm) của người Việt vẫn dừng lại ở ngã ba đường.

Từ cuối thập niên 1990, tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai đã có mấy toa “tàu Victoria” chủ yếu để phục vụ khách nước ngoài của khách sạn Victoria ở Sapa. Tại sao họ làm được một đoàn tầu tử tế cho khách hàng của họ, mà ngành đường sắt Việt Nam sau mấy thập kỷ vẫn chưa làm được những toa tàu tử tế như vậy cho người Việt mình? Thật là vô lý!

Hơn bốn thập kỷ sau chiến tranh, Việt Nam tuy nhiều tài nguyên, nhưng khai thác đến cạn kiệt mà vẫn chưa công nghiệp hóa và hiện đại hóa, vẫn tụt hậu so với nước láng giềng. Bộ GTVT thừa nhận Việt Nam chưa làm được cao tốc Bắc-Nam, mà “chỉ có Trung Quốc làm được”, bất chấp bài học đau đớn về dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông.

Ám ảnh về “đoàn tàu Việt Nam” là hệ quả của mấy thập kỷ cải cách kinh tế thị trường (nhưng què quặt) vì “định hướng XHCN” (đã lỗi thời). Đó là một thể chế bất cập được duy trì quá lâu làm triệt tiêu các nguồn lực tích cực dựa trên hệ giá trị cốt lõi của dân tộc, nhưng hậu thuẫn cho các nguồn lực tiêu cực dựa trên lợi ích nhóm “thân hữu” (cronyism).

Thể chế đó đã sinh ra “một bầy sâu” (theo lời ông Trương Tấn Sang) đang đua nhau đục khoét và “ăn của dân không từ một thứ gì” (theo lời bà Nguyễn Thị Doan). Chiến dịch chống tham nhũng của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ, được đa số người dân ủng hộ, nhưng khó thành công nếu không giải quyết tận gốc.

Cái gốc đó là thể chế (như cái vỏ) đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển nguồn lực dân tộc (là cái lõi), cản trở dòng chảy của lịch sử. Các quốc gia hưng thịnh hay suy vong đều do các nguyên nhân nội tại. Sẽ là sai lầm và bi kịch nếu vẫn cố bám giữ “chủ nghĩa đặc thù” (exceptionalism) để bào chữa cho sự trì trệ bằng tư duy “tiệm tiến” (gradualism). Sau ba thập kỷ, động lực đổi mới (vòng một) đã hết đà, phải đổi mới (vòng hai) trước khi quá muộn.

Tại sao phải định vị quốc gia  ?

Muốn phát triển, các doanh nghiệp thường phải “định vị” (positioning) trên thị trường. Các quốc gia cũng phải định vị (hoặc tái định vị) nước mình, nhất là khi bàn cờ quốc tế biến đổi. Mấy năm qua, trật tự thế giới đã bị đảo lộn đến chóng mặt và khó lường. Nếu không định vị lại và điều chỉnh chiến lược, Việt Nam dễ bị mắc kẹt vào thế “lưỡng nan” (ketch 22).

Hãy thử so sánh Việt Nam với nước láng giềng Thailand (trong ASEAN). Năm 2012, Per Capita của Việt Nam là US$ 1.373, bằng Thailand năm 1981 (tụt hậu 30 năm). Theo dự đoán của IMF, đến năm 2019, Per Capita của Việt Nam sẽ là US$ 2.473, bằng Thailand năm 1985 (tụt hậu 34 năm). Việt Nam đã từng tuyên bố đến năm 2020 sẽ là một nước công nghiệp, nhưng đến nay vẫn chưa công nghiệp hóa, năng suất lao động vào loại thấp nhất khu vực.

Hàn Quốc là một nước Đông Á, cũng bị thuộc địa, chiến tranh, và chia cắt Bắc-Nam, nhưng sau ba thập kỷ (1960-1990) đã vươn lên thành cường quốc. GDP Hàn quốc (năm 1960) là US$ 155, trong khi Việt Nam (năm 1981) là US$ 251. Nhưng sau 30 năm, GDP của Hàn Quốc tăng 34 lần, trong khi GDP của Việt Nam tăng có 4,25 lần (bằng 1/8 Hàn quốc).

Hàn quốc là một nước độc tài, nhưng để trở thành cường quốc, họ phải chuyển sang thể chế dân chủ (theo quy luật tất yếu). Tuy cùng vạch xuất phát tương tự, nhưng Hàn Quốc nay đã giàu mạnh. Việt Nam tuy thống nhất, nhưng nay vẫn nghèo nàn, tụt hậu. Việt Nam phải trả giá quá đắt cho sự ngộ nhận và nhầm lẫn, dẫn đến thất bại trong thời hậu chiến.

Trong bốn thập kỷ thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, tuy 95% người dân mù chữ, nhưng họ đã xây dựng được đường sắt, đường bộ, cầu cống, cảng biển, sân bay, thành phố Hà Nội và Sài gòn (như “hòn ngọc Viễn Đông”). Nay với trình độ công nghệ cao hơn gấp nhiều lần, tuy 95% người dân biết chữ, nhưng hệ thống đường sắt vẫn kém hơn thời Pháp thuộc.

VIỆT NAM ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ TỰ DO ĐẾN ĐÂU?

VOA tiếng Việt

Bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động nhân quyền, trong phiên tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước hồi năm 2017

Bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động nhân quyền, trong phiên tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước hồi năm 2017

Việt Nam được 20 điểm trên thang 100 điểm về mức độ tự do, trong đó bị xếp hạng rất thấp về mức độ tự do chính trị nhưng lại có điểm cao hơn về tự do dân sự, theo đánh giá của Freedom House, tổ chức nghiên cứu và cổ súy cho dân chủ-tự do toàn cầu có trụ sở tại thủ đô Washington D.C. của Mỹ.

Thang bậc gồm 100 điểm này được chia ra làm 40 điểm cho tự do chính trị và 60 điểm cho các quyền tự do dân sự. Việt Nam được chấm 3/40 về tự do chính trị và 17/60 về tự do dân sự.

Tự do chính trị

Để đánh giá mức độ tự do về chính trị (tối đa 40 điểm), Freedom House dựa trên ba tiêu chí lớn bao gồm: tiến trình bầu cử; đa nguyên và sự tham gia chính trị; sự vận hành của chính quyền.

Mỗi tiêu chí trong ba tiêu chí này tiếp tục được chia ra làm các tiêu chí nhỏ. Tổng cộng có 10 tiêu chí nhỏ được dùng để đánh giá tự do về chính trị. Mỗi tiêu chí được chia số điểm tối đa là 4.

Trước hết, Hà Nội bị đánh giá rất tồi tệ về tiến trình bầu cử: không được điểm nào trong toàn bộ ba tiêu chí nhỏ (tổng cộng 12 điểm) là bầu cử các lãnh đạo tự do và công bằng; bầu cử cơ quan lập pháp (Quốc hội) tự do và công bằng; luật và cơ chế bầu cử công bằng và không thiên vị.

Freedom House lưu ý rằng toàn bộ các vị trí hàng đầu trong bộ máy hành pháp ở Việt Nam, từ Chủ tịch nước cho đến Thủ tướng chính phủ đều được quyết định từ trước trong nội bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam (cụ thể là Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương) mặc dù trên danh nghĩa Quốc hội là cơ quan bầu ra các chức danh này.

Bản thân Quốc hội cũng được bầu trong một cơ chế được đảng kiểm soát chặt chẽ, theo tổ chức phi chính phủ này, và điều này dẫn đến kết quả là các đảng viên Cộng sản được Đảng chỉ định chiếm số lượng áp đảo các đại biểu được bầu vào Quốc hội đương nhiệm hồi năm 2016, với 473 trong tổng số 500 ghế. Phần lớn các ứng cử viên mang tiếng là độc lập, tức không phải là đảng viên, trúng cử vào Quốc hội cũng đều đã được đảng rà soát kỹ lưỡng.

Hơn 100 ứng viên độc lập thật sự, trong đó có nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự trẻ, bị cấm ra tranh cử vào Quốc hội vào năm 2016.

Freedom House cũng lưu ý rằng mặc dù con số cử tri đi bầu theo thống kê chính thức của chính quyền ở mức rất cao (trên 99%) nhưng có thông tin rằng nhiều thùng phiếu ‘đã bị chính quyền nhét phiếu vào cho đầy’.

Còn về luật và cơ chế bầu cử, Freedom House cho rằng chỉ nhằm để đảm bảo cho đảng Cộng sản thắng áp đảo trong tất cả các cuộc bầu cử. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì đảng nắm tất cả các cơ quan bầu cử để loại ra ngoài vòng đấu các ứng viên độc lập.

Hai bé tại sân bay Cantho

Hai bé tại sân bay Cantho

1st June. 2019

Hai bé trên máy bay sắp xuống sân Cantho

4e6db33ad9369407189f2b5423c6807c

 

Hai bé đi máy bay Dalat to Cantho

tại sân bay Cantho: 

NGÀY 1/6/2019

Hai bé sinh nhật 8 th  theo mẹ về LONG XUYEN

 

TET 2019

ăn Tết 2019

ăn tết zui quá